Thủ phạm gây bệnh là gì? Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Chai thường xuất hiện ở tay, chân. Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động. Còn thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày.
Việc chữa chai tay bao gồm hai công đoạn: phòng chống và chữa.
-Phòng chống thì thật đơn giản: bạn chịu khó đeo găng tay khi cầm, nắm, mang vác các vạt nặng để tránh bị chai.
- Chữa: hàng ngày bạn ngâm tay với nước muối ấm 15 phút. Sau khi ngâm chỗ chai sẽ mềm ra bạn có thể bóc lớp chai đó ra. Sau đó bạn thoa kem giữ ẩm lên chỗ chai đó thì một thời gian sẽ hết.
Bên cạnh đó, bạn nhớ phải đeo găng khi mang vác vật nặng nhé không thì vô dụng đấy.
-Cách chữa thứ 2: sau khi ngâm nước muối ấm bạn không bóc lớp chai ra mà dùng tỏi sắc mỏng đắp lên những vết chai. Chúc bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống!
Chú ý: những người bị tiểu đường, nếu có chai chân, nên đến gặp bác sĩ. Tự chữa tại nhà có thể gây nguy hiểm
Đề phòng tái phát :Do chai chân tay rất dễ tái phát, vì thế, sau khi điều trị, bệnh nhân cần đề phòng tái phát bằng cách: Tránh đi những đôi giày quá chật, quá cao, mũi nhỏ… để tránh những điểm tì quá mạnh. Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một số người có ngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp lót giày, dành một khoảng không cho ngón chân này.
Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân, thay vì đi giày, nên thay bằng đi dép xăng đan… Trong trường hợp phải đi giày, có thể dùng dây thun rộng khoảng 2 – 3cm quấn 3, 4 vòng xung quanh bàn chân, phía trên và phía dưới vị trí của chai. Như vậy đã tạo một khoảng cách giữa chai và lót giày. Chai sẽ không chịu lực tì nữa.
Ngoài ra, bạn có thể thoa dầu dừa, ôliu, thầu dầu lên lớp sần thường xuyên trong ngày; hoặc cũng có thể dùng nước cốt chanh thấm vào bông gòn bôi vào chỗ sần đó; đắp mặt nạ bột nghệ và mật ong cho chỗ chai và hãy nhớ rằng, bôi thêm kem dưỡng da có chứa thành phần dầu vazơlin hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó mỗi tối trước khi đi ngủ vào chỗ chai chân đó.